Giày Bảo Hộ Lao Động

1. Định Nghĩa Giày Bảo Hộ Lao Động.

giày bảo hộ lao động (còn gọi là giày bảo hộgiày mũi thép) là 1 đôi giày hoặc ủng mà có phần mũi và lót thép và đạt tiêu chuẩn an toàn lao động theo quy định.

 

2. Cấu Tạo Giày Bảo Hộ

Cấu tạo của giày bảo hộ lao động

Cấu tạo của giày bảo hộ lao động

Giày bảo hộ lao động được thiết kế đặc biệt với nhiều bộ phận quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và mang lại sự thoải mái tối đa cho người sử dụng. Mỗi bộ phận của giày đều có chức năng riêng biệt, giúp bảo vệ chân trước các rủi ro trong môi trường làm việc khắc nghiệt.

 

2.1. Mũi giày

Mũi giày bảo hộ bảo vệ ngón chân khỏi va đập, thường làm từ:

+ Mũi thép: Cứng, chịu lực 200J, phổ biến trong xây dựng, cơ khí.

+ Mũi composite: Nhẹ, không dẫn điện, chống ăn mòn, phù hợp môi trường điện.

+ Mũi nano carbon: Nhẹ hơn composite, bền, chống va đập tốt.

 

2.2. Đế giày

Đế giày bảo hộ bảo vệ bàn chân, giúp di chuyển an toàn trên nhiều bề mặt:

+ Đế cao su: Chịu nhiệt, chống mài mòn, cách điện, phù hợp môi trường nóng.

+ Đế PU: Nhẹ, bền, chống trượt, dầu mỡ, tĩnh điện, dùng trong công nghiệp.

+ Đế PVC: Rẻ, chống thấm tốt, nhưng kém bền hơn PU và cao su.

Đế giày bảo hộ lao động còn được trang bị lớp lót chống đâm xuyên:

+ Tấm thép: Bền, chống đâm tốt, giá rẻ nhưng nặng, kém linh hoạt.

+ Tấm Kevlar: Nhẹ, linh hoạt, thoải mái nhưng giá cao, độ bền kém hơn thép.

+ Sợi Aramid: Nhẹ, bền, chịu nhiệt tốt, dùng trong giày cao cấp, giá cao.

 

2.3. Thân giày

Thân giày quyết định độ bền và sự thoải mái, thường làm từ:

+ Da thật: Bền, chống thấm, chống mài mòn tốt.

+ Da tổng hợp: Nhẹ, giá rẻ, nhưng kém bền hơn.

+ Vải chuyên dụng: Thoáng khí, phù hợp môi trường nhẹ, thời tiết nóng.

 

2.4. Lót giày

Lót giày giúp tăng sự thoải mái, thường sẽ được làm từ:

+ Lót EVA: Êm ái, nhẹ, giảm chấn tốt.

+ Lót cao su: Độ đàn hồi cao, chống mài mòn, bền bỉ.

+ Lót vải: Thấm hút mồ hôi, giúp chân luôn khô thoáng.

 

3.Tiêu Chuẩn Về Giày 

3.1. Tiêu chuẩn quốc tế

Hiện nay, giày bảo hộ được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau tùy theo từng khu vực và quốc gia. Các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến gồm:

+ ASTM F2413 (Mỹ): Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ quy định giày bảo hộ lao động phải có khả năng chống va đập, chống đè nén, chống điện giật và các yêu cầu khác tùy theo môi trường làm việc.

+ CSA Z195 (Canada): Đây là tiêu chuẩn an toàn của Canada, tương tự như ASTM của Mỹ nhưng có một số yêu cầu bổ sung liên quan đến chống cắt và bảo vệ metatarsal (mu bàn chân).

+ EN ISO 20345 (Châu Âu): Tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi tại châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới. Theo quy định, giày bảo hộ lao động phải chịu được lực va đập ít nhất 200J, chống đâm xuyên với lực tối thiểu 1100N. Tiêu chuẩn này còn phân loại giày bảo hộ lao động theo các cấp độ bảo vệ như S1PS, S3S, S7S, S5S,…

 

3.2. Tiêu chuẩn EN ISO 20345 trên giày bảo hộ

Tổng hợp các tiêu chuẩn bảo hộ cùng các chức năng tương ứng theo tiêu chuẩn EN ISO 20345:202

Tổng hợp các tiêu chuẩn bảo hộ cùng các chức năng tương ứng theo tiêu chuẩn EN ISO 20345:2022

Hình trên cung cấp một cái nhìn tổng thể về các cấp độ tiêu chuẩn an toàn cho giày bảo hộ lao động theo chuẩn EN ISO 20345:2022. Đối tượng chính được chia thành hai phần:

+ CLASS 1: đối với giày bảo hộ làm từ da, vải hoặc vật liệu tổng hợp

+ CLASS 2: đối với giày bảo hộ làm từ cao su hoặc vật liệu polymer.

Theo đó, chúng ta sẽ có cột các chức năng bảo vệ tương ứng với hàng ngang các cấp độ tiêu chuẩn, cụ thể các chức năng được giải thích như sau:

+ Toe protection (≥200 Joule): Chống va đập ngón chân, chịu lực lên tới 200 Joule

+ (B) Basic slip resistance: Chống trượt cơ bản

+ Closed heel: Thiết kế gót giày kín

+ (A) Antistatic: Chống tĩnh điện

+ (E) Heel energy absorption: Hấp thụ lực ở gót chân

+ (WPA) Water penetration and absorption: Chống thấm nước và hấp thụ nước

+ (WR) Waterproof: Chống nước tuyệt đối

+ (P) Metallic puncture resistant midsole 4.5mm nail: Lót chống đâm xuyên bằng kim loại

+ (PL) Non-Metallic puncture resistant midsole Large nail 4.5mm: Lót chống đâm xuyên phi kim loại cho đinh lớn 4,5mm

+ (PS) Non-Metallic puncture resistant midsole Slim nail 3mm: Lót chống đâm xuyên phi kim loại cho đinh nhỏ 3mm

+ Cleated outsole (cleat height ≥ 2,5mm): Đế ngoài có các rãnh sâu tới 2,5mm

 

3.3. Các chức năng bổ sung, chức năng đặc biệt trên giày bảo hộ theo tiêu chuẩn EN ISO 20345, EN 61340 và ASTM F2413

Tổng hợp các chức năng bổ sung, chức năng đặc biệt

Tổng hợp các chức năng bổ sung, chức năng đặc biệt

Hình là tổng hợp các chức năng đặc thù trên giày bảo hộ lao động. Các chức năng này chỉ được trang bị trên một số mẫu giày nhất định, cụ thể các chức năng như sau:

+ (A) Ankle protection: Bảo vệ mắt cá chân

+ (M)Metatarsal protection: Bảo vệ mu bàn chân

+ (SR) Slip resistance: Chống trượt nâng cao

+ (LG) Ladder grip: Đế hỗ trợ leo thang

+ (SC) Abrasion resistant scuff cap: Mũi giày chống mài mòn

+ (CI) Cold Insulation: Cách nhiệt lạnh

+ (HI) Heat Insulation: Cách nhiệt nóng

+ (HRO) Heat-resistant outsole (up to 300°C): Đế ngoài chịu nhiệt

+ (FO) Oil & fuel resistance: Chống dầu và nhiên liệu

+ (ESD) Electrostatic discharge: Xả Tĩnh Điện

+ (EH) Electrical hazard: Cách điện

 

3.4. Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 2608:1978 là tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam về giày bảo hộ lao động. Tiêu chuẩn này quy định giày phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản bao gồm: độ bền cơ học, khả năng chống trơn trượt, chống đâm xuyên, chống hóa chất và cách điện.

 

4. Tác Dụng Của Giày Bảo Hộ Lao Động

  • Giày bảo hộ là một thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) thiết yếu, được thiết kế đặc biệt để bảo vệ đôi chân người lao động khỏi những nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường làm việc. Khác với giày thông thường, chúng được chế tạo từ vật liệu có khả năng chống chịu cao, đảm bảo an toàn trước các tác động vật lý như va đập, đâm xuyên, cũng như các yếu tố môi trường như trơn trượt, hóa chất, điện và nhiệt độ cao.
  • Vai trò của giày bảo hộ không chỉ dừng lại ở việc ngăn ngừa các tai nạn lao động, giảm thiểu chấn thương do vật nặng rơi hay vật sắc nhọn đâm xuyên, mà còn tăng cường độ an toàn và sự tự tin cho người lao động. Khi cảm thấy an tâm hơn, họ có thể tập trung vào công việc, nâng cao hiệu suất và giảm thiểu căng thẳng.
  • Đồng thời, việc sử dụng giày bảo hộ lao động còn đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động và giảm thiệt hại cho doanh nghiệp. Trang bị Bảo Hộ Lao Động đúng cách và đầy đủ còn giúp đảm bảo Doanh Nghiệp làm việc tuân thủ về An Toàn Lao Động trong sản xuất. Trong các ngành nghề như xây dựng, cơ khí, hóa chất, điện lực, khai thác mỏ, sản xuất ô tô và chế biến thực phẩm, giày bảo hộ là trang bị không thể thiếu

 

Qúy khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết sản phẩm

 

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG AN TOÀN 3TC

⏩☎️ 0968.113.925

⏩📧 info@3tc.com.vn

Hiển thị 33–48 của 52 kết quả